Trên thế giới này đầy dẫy những khổ đau. Mỗi ngày có hằng triệu người không đủ thực phẩm để nuôi thân, phải chịu đựng những cơn đói. Có hằng triệu người không đủ quần áo, nhà cửa che thân, sống dưới những cơn mưa lạnh hoặc những ngày nắng cháy da.
Thực hành và hiểu được Phật pháp là một điều hiếm có và vô cùng quí báu. Rất ít người trên thế giới có được cơ hội này. Ða số còn bị kẹt trong vòng lẩn quẩn, chạy theo lòng tham và sự si mê, không ý thức được rằng mình có khả năng thoát ra khỏi vòng luân hồi, bánh xe của ái dục và sân hận.
Sáng hôm nay chúng ta sẽ chơi một trò chơi. Nó gọi là trò chơi định tâm. Luật chơi như sau: trong vòng một tiếng đồng hồ sắp tới, mỗi hơi thở ra, bạn đếm một. Hơi thở kế bạn đếm hai, cho đến mười. Không được thiếu một hơi thở nào. Mỗi khi bạn thở ra, hay bụng xẹp xuống, đếm tăng lên một số.
Trong sách của Carlos Castenada, Don Juan nói mỗi người chúng ta cần phải sống như một dũng sĩ. Hình ảnh một người dũng sĩ rung động sâu xa với kinh nghiệm thiền quán. Người dũng sĩ đối diện với mọi hoàn cảnh của cuộc đời như là những thử thách, anh ta đối phó một cách vẹn toàn mà không bao giờ than van hay hối hận.
Một trong những lãnh vực quán niệm là quán tâm thức. Tâm thức có nghĩa là tri giác, sự hiểu biết, phân biệt của mình. Một phương pháp tu tập chánh niệm là dùng tâm thức của mình làm một đối tượng để quán niệm. Trong mỗi cử động của thân (sắc), ta đều có thể thấy được tâm thức của mình (danh) đi đôi.
Bạn hãy tưởng tượng rằng mình dang đứng ở giữa một trận địa, một mình đơn độc chiến đấu với ngàn vạn địch quân. Mặc dù bị bao vây tứ phía nhưng cuối cùng bạn vẫn chiến thắng. Rồi tưởng tượng là bạn chiến đấu những trận như vầy hằng ngàn lần nhưng cuối cùng bạn vẫn chiến thắng.
Có rất nhiều diễn biến của thân và tâm xảy ra trong khi ta ăn. Ðiều quan trọng là ta phải ý thức được thứ tự của diễn tiến ấy; chứ nếu không, tâm ta sẽ khởi lên sự ham muốn, tham lam đối với thực phẩm. Và khi ta thiếu chánh niệm, ta sẽ không thực sự thưởng thức được các món ăn.
Ý muốn là một yếu tố thông thường, lúc nào cũng có mặt trong tâm ta. Khi nào nó khởi lên, ta phải ghi nhận nó. Ý muốn, hay còn gọi là tác ý, là một sự thúc dục trong tâm, một dấu hiệu đi trước bất cứ một hành động nào.
Trong quyển Republic của Plato có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về một hang động. Trong hang động có một hàng người, họ bị xiềng lại với nhau bằng một cách mà họ chỉ có thể nhìn vào vách hang bên trong. Họ không thể nào quay lưng lại.