Được yêu cầu viết về Đạo đức Phật giáo, chúng tôi thấy ngay tầm quan trọng của vấn đề này cùng tất cả khó khăn của nó. Tầm quan trọng vì chúng ta có thể nói tất các lời dạy của Đức Phật được lưu truyền đến nay đều liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Đạo đức.
Chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề Đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa Đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau đó ứng dụng nền Đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.
Ðến đây hẳn chúng ta đã thấy rõ TỨ THÁNH ÐẾ là Chân lý trung tâm của đạo Phật. Những gì Ðức Phật dạy trong suốt 45 năm hoằng hóa đều xoay quanh những Sự Thực (Ðế) ấy, đó là: Khổ (Dukkha), nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường ra khỏi trạng thái khổ này.
Mỗi Tôn giáo đều đưa ra một loại hành thiền hay luyện tập tinh thần nào đó nhằm phát triển nội tâm của con người. Họ có thể chọn hình thức tĩnh tâm cầu nguyện, đọc kinh một mình hay hòa cùng một nhóm người, hoặc tập trung tinh thần vào một đối tượng thiêng liêng nào đó, có thể là người hay ý tưởng.
Không có gì cường điệu quá đáng khi nói rằng đối với chúng ta điều quan trọng nhất trong vũ trụ này chính là Tự ngã (1) của chúng ta. Nói một cách khác, nếu chúng ta cho rằng một điều gì đó, hữu tình hay vô tình, là kỳ diệu thì chính tâm chúng ta là nhân tố đưa ra ý kiến đó. Trong con người chúng ta điều kỳ diệu và quan trọng nhất là tâm hay thức của chúng ta vậy.
Chi thứ ba và cũng là chi cuối cùng của nhóm giới là Chánh mạng, Chánh mạng đòi hỏi người ta không được quan hệ mua bán các loại vũ khí, các loại súc vật để giết thịt, mua bán người (làm nô lệ), các loại rượu và chất say, và mua bán độc dược. Mặc dù Ðức Phật chỉ đề cập đến năm loại này, nhưng như chúng ta biết, còn có nhiều cách nuôi mạng không chơn chánh khác nữa.
Chánh nghiệp là chi thứ hai của nhóm giới trong đạo Phật. Chánh nghiệp là sự tránh phạm ba tà nghiệp: sát sanh, trộm cắp và tà dâm. Như đã nói đến trong một chương trước, nó khắc sâu vào tâm lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh; chỉ lấy những gì được cho và sống cuộc đời trinh bạch, trong sạch.
Tất cả các Tôn giáo và triết học đều chủ trương đời sống luân lý hay đạo đức bằng hình thức này hay hình thức khác vì hạnh phúc riêng của con người, và vì sự tốt đẹp chung của xã hội trong đó họ sống. Những nguyên tắc luân thường đạo lý này không cùng một mức độ và phạm vi mà rất đa dạng.