Tổ đình Kim Cang hiện tọa lạc tại số 90/1 Quốc lộ 1A, bên bờ
Vào năm 1820, Tổ sư Đại Bồ hiệu Thiện Đề thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37, trên bước đường du hóa đã mục kích nơi đây có cơ duyên khai mở đạo tràng nên Ngài đã chấn tích trượng thiết lập ngôi Tam Bảo tên là Phước Long Tự (thôn Bình Khuê, tổng Thuận Đạo, huyện Cửu An, phủ Tân An). Đồng bào Phật tử quy ngưỡng Phật pháp và tu tập rất đông. Sau, Tổ viên tịch, chùa vắng trụ trì trong một thời gian dài. Mãi đến năm 1860, Hòa thượng Chánh Tâm [1837-4/4/Bính Ngọ (1906)], húy Hải Lương thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40 hiện đang trụ trì Chùa Hàn Lâm (phủ Tân An) thể theo lời thỉnh cầu của Phật tử vì mến mộ uy đức của bậc chân tu, đã hứa khả về đây hoằng truyền Chánh Pháp. Năm 1865, Ngài nhận thấy chùa rêu phong do thời gian dài vắng bóng chư Tăng, không người chăm sóc nên lập nguyện trùng hưng tu bổ. Một hôm, sau giờ thiền tọa, Ngài nằm mộng thấy Thần Kim Cang tay cầm bảo sử uy nghiêm đến bảo rằng: “Nơi đây địa thế không lành, nên đời chùa vào phía cạnh bờ sông thì ngôi Già Lam sẽ được hưng vượng”. Sáng hôm sau, trong khi đang chấp tác quanh chùa, bổng nhiên có một con rắn to xuất hiện phùng mang đuổi Ngài đến bờ sông thì nó liền biến mất. Ngài quán chiếu lại giấc mộng và nghĩ thầm: “Đây có lẽ Thần Kim Cang hóa thân rắn để chỉ chỗ cho ta xây dựng ngôi Tam Bảo chăng?”. Duyên lành hội đủ, Phật tử Bùi Bá Kim phát tâm hỷ cúng 12,8 mẫu đất (cách chùa cũ khoảng 500m), Ngài quyết định dời chùa về đây và đổi hiệu là Kim Cang. Từ đây, uy đức của Ngài càng tỏa sang, đạo tràng càng hưng thạnh. Ngay vào những năm 1878 cho đến khoảng năm 1906, Tổ đình Kim Cang được xem là Trung tâm văn hóa Phật giáo và Phật học miền
Đạo hạnh và uy đức của Tổ được tứ chúng khắp nơi quy ngưỡng, Ngài đã từng được thỉnh cầu làm Tôn Chứng Sư và Hòa thượng đàn cho đầu nhiều Đại Giới Đàn truyền trao giới pháp cho tứ chúng tu học, như Đại Giới Đàn Hoàng Long (Cai Lậy, Tiền Giang), Phước Lâm (Phú Nhuận, Gia Định), Bửu Sơn (Bến Tre), Khánh Quới (Cai Lậy) vào các năm 1872, 1873, 1904, 1905. Hóa duyên ký tất, Tổ thu thần viên tịch vào ngày 04/04/Bính Ngọ (1906), niên hiệu Thành Thái thứ 18, trụ thế 70 năm.
Trải qua nhiều đời trụ trì với nhiều lần trùng tu. Tổ đình Kim Cang vẫn giữ nét kiến trúc văn hóa truyền thống của miền Tây Nam Bộ, hài hòa và ẩn mình trong sông nước thiên nhiên. Mái lợp ngói âm dương, sường bằng gõ và căm se, nền lát gạch tàu. Nhiều câu đối, hoa văn trên những bao lam, bảo cái, thể hiện nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của miền quê sông nước Tây
Năm 1993, TT Thích Tắc Ngộ về đây kế tục truyền thừa và phát huy tổ nghiệp. Từ đây, Tổ đình Kim Cang từng bước phát triển và tạo nên nét son lịch sử mới. Ngôi Tam Bảo được trùng tu mái nền, vách phên; xây mới Tăng xá, giảng đường, quang cảnh chung quanh cũng được tu tạo trang nghiêm. Tăng chúng hội tụ về thọ pháp ngày càng đông, Phật tử quy hướng tu tập rất đông đảo.
Từ năm 1996 đến nay, Ban Trị Sự THPG Long An liên tục chọn nơi đây là 1 trong 07 trú xứ thiết lập đạo tràng An Cư Kiết Hạ và khóa Bồi Dưỡng Kiến Thức Trụ Trì cho
Hoạt động từ thiện ngày càng mở rộng, không chỉ các huyện thị trong tỉnh mà còn hướng đến nhiều tỉnh thành xa như Cần Thơ, Đồng Tháp, Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận … hỗ trợ đồng bào Phật tử và dân chúng trong các chương trình cứu trợ thiên tai bão lụt, xây nhà tình thương, trợ cấp người gia neo đơn, học bổng cho học sinh nghèo hiếu học …
Ngày 17/03/2007 (29/01/Đinh Hợi), TT Tắc Ngộ nhận thấy nhu cầu tu học và hoằng pháp ngày càng lớn nhưng cơ sở vật chất thì chật hẹp và hư cũ không đảm bảo an toàn nên đã phát nguyện thiết lễ đặt đá Đại trùng tu ngôi Tam Bảo (dài 40m, rộng 18m). Hiện nay, ngôi bảo điện được thành tựu trang nghiêm với kiến trúc truyền thống được tái hiện toàn mỹ trên chất liệu hiện đại (xi-măng, cốt thép). Từ những cặp giao long trên mái ngói, họa tiết trang trí, hoành phi, câu đối, bao lam, bảo cái và cả Đông - Tây lang đều được thể hiện tinh xảo và kiên cố. Có thể nói, đây là ngôi cổ tự sau khi đại trùng tu như tái hiện lại kiến trúc tinh hoa văn hóa tự viện đặc thù của niềm Tây
Hiện nay, Tổ đình Kim Cang được giới thiệu vào danh sách các điểm tham quan du lịch và đang được xét cấp chứng nhận di tích văn hóa tỉnh Long An. Với vai trò là Phó Ban Trị Sự kiêm trưởng Ban Nghi Lễ THPG Long An, TT Tắc Ngộ sẽ không chỉ nối nghiệp chư Tổ trùng hưng Tổ đình Kim Cang ngày thêm hưng thịnh mà còn đóng góp thiết thực vào Phật sự quan trọng tỉnh nhà càng thêm xương minh.
Bài, ảnh Sen Vàm Cỏ