Có đến hơn 1/4 dân số trên hành tinh của chúng ta theo các tôn giáo ở phương Đông, gồm các tôn giáo nổi tiếng như Phật giáo, Hindu, đạo Sikh, và đạo Lão. Loại hình kiến trúc đền tháp là cơ sở thờ tự duy nhất của các tôn giáo này khá đa dạng và phong phú. Từ các kiến trúc cổ xưa của quần thể đền tháp Ankor Wat đến kiến trúc hiện đại đặc sắc như Wat Rong Khun. Sau đây là những đền tháp có kiến trúc vô cùng độc đáo ở châu Á. Thiền viện Taktshang Goemba, tọa lạc trên một vách đá núi hiểm trở nằm tại độ cao 914m so với bề mặt nước biển tại thung lũng Paro, là một trong những địa danh linh thiêng nhất ở Bhutan. Truyền thuyết kể rằng, có một vị Phật tên là Guru Rinpoche, đứng thứ hai sau Đức Phật Thích Ca, đã cưỡi một con cọp vân du đến sườn núi này, ngài đã thiền định tại một hang động được kiến tạo trong thiền viện. Wat Rong Khun – Thái Lan Ngôi đền Wat Rong Khun nằm ở Chiang Rai, Thái Lan không giống với bất kỳ ngôi đền Phật giáo nào trên thế giới. Toàn bộ ngôi đền toát lên một màu trắng tinh khiết, công trình kiến trúc này trang trí với những bức khảm vàng phản chiếu nét lung linh huyền ảo trong ánh nắng mặt trời, một phong cách kiến trúc đương đại khá đặc trưng. Đền tháp Prambanan – Indonesia Quần thể đền tháp Prambanan là một ngôi đền Hindu tọa lạc ở miền Trung Java, thuộc Indonesia. Nhóm đền này được xây dựng vào năm 850 sau Công nguyên, gồm tổng cộng 8 ngôi đền chính và khoảng 250 ngôi đền nhỏ hơn nằm bao bọc xung quanh. Đền vàng Shwedagon - Myanmar Không ai biết chính xác thời điểm ngôi đền Shwedagon ở Myanmar được xây dựng khi nào, các nhà khảo cổ chỉ cho biết là ngôi đền này có lịch sử từ 2.500 năm, nhưng cứ liệu chính xác nhất thì có lẽ nó được xây dựng trong khoảng các thế kỷ thứ VI và thế kỷ X. Ngày nay, người ta nói “đền vàng” để chỉ đến lớp vàng lá được dát lên ngôi đền này. Vào thế kỷ XV, Nữ hoàng của người Môn đã dâng tặng vàng cho ngôi chùa này. Truyền thống hiến vàng vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, hàng năm các Phật tử thường mang theo các phiến vàng lá để dát lên bề mặt các bức tường của ngôi đền. Đền Chion-in - Kyoto - Nhật Bản Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1234 sau Công nguyên, là nơi ở của nhà sáng lập hệ phái Phật giáo Jodo (Đất Lành), tên là Honen. Thủa ban đầu ngôi đền này có tổng cộng 21 tòa nhà nhưng trải qua các trận động đất và hỏa hoạn, hiện chỉ còn lại một ngôi đền duy nhất tồn tại từ thế kỷ XVII. Đền tháp Borobudur - Indonesia Quần thể đền tháp Prambanan là một ngôi đền Hindu tọa lạc ở miền Trung Java, thuộc Indonesia. Nhóm đền này được xây dựng vào năm 850 sau Công nguyên, gồm tổng cộng 8 ngôi đền chính và khoảng 250 ngôi đền nhỏ hơn nằm bao bọc xung quanh. Đền thần Vishnu Srirangam - Ấn Độ Angkor Wat, Angkor Thom và đền Bayon - Campuchia Angkor Wat và Angkor Thom không phải là ngôi đền lớn trong lịch sử, nhưng nó đã từng được Hollywood sử dụng làm hình mẫu trong các siêu phẩm điện ảnh. Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII tại Campuchia. Lúc đầu đây là nơi thờ tự của đạo Hindu, chủ yếu thờ thần Vishnu. Trong khoảng các thế kỷ XIV hay XV, là thời kỳ mà Phật giáo truyền bá khắp châu Á thì Angkor Wat trở thành ngôi đền Phật giáo khá nổi tiếng.
Thiền viện Taktshang Goemba - Bhutan
Thiền viện này được xây dựng vào năm 1692 và được trùng tu vào năm 1998 sau một vụ hỏa hoạn. Ngày nay, thiền viện này không cho phép các du khách vãng lai được phép tới. Nó trở thành thiền viện hoành tráng và kỳ bí nhất thế giới.
Ngôi đền này là công trình nghệ thuật của một nghệ sĩ Thái Lan nổi tiếng tên là Chalermchai Kositpipat vẫn còn đang tiếp tục xây dựng ít nhất 90 năm nữa mới hoàn thiện. Điều đó cũng cho thấy, ngôi đền này sẽ cùng có thời gian xây dựng kỷ lục như kiến trúc Thánh đường Sagrada Familia ở Barcelona, Tây Ban Nha!.
Gần như tất cả các bức tường của nhóm đền tháp này được kiến tạo với những bức họa phù điêu chạm khắc khá sống động, thể hiện các truyền thuyết của vị thần Vishnu, các cuộc phiêu lưu của thần khỉ Hanuman, các truyền thuyết và thiên sử thi Ramayana. Mặc dù nhóm đền tháp này không phải là lớn nhất ở Indonesia, nhưng sự hiện diện của Prambanan đã làm nên nét đẹp huyền bí cho đảo quốc này.
Điều khâm phục nhất là ngọn tháp nhọn và mái vòm của ngôi đền được phủ đến trên 5.000 viên kim cương và 2.000 viên hồng ngọc (đặc biệt có một viên kim cương cực kỳ quý hiếm nặng đến 76 carat). Và trong ngôi đền này còn lưu giữ một quốc bảo linh thiêng nhất của Phật giáo, đó là 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Du khách tham quan đền Chion-in buộc phải bước qua cánh cổng lớn nhất Nhật Bản, đó là cổng San-mon gồm có 2 tầng. Chuông của ngôi đền cũng lập một kỷ lục đáng “nể”, nặng 74 tấn và vào dịp tết Nguyên Đán, người ta cần tới 17 nhà sư mới có thể đánh được quả chuông này.
Một đặc điểm lý thú của đền Chion-in là tại khu vực đại sảnh có những tiếng hát lạ vang lên. Khu vực đại sảnh này gọi là “Uguisu-bari” hay “Sảnh Họa mi”, nơi đây lắp đặt những tấm ván lót sàn bằng gỗ, hay phát ra những tiếng kêu báo hiệu những người không phận sự chớ dại dột bước vào.
Gần như tất cả các bức tường của nhóm đền tháp này được kiến tạo với những bức họa phù điêu chạm khắc khá sống động, thể hiện các truyền thuyết của vị thần Vishnu, các cuộc phiêu lưu của thần khỉ Hanuman, các truyền thuyết và thiên sử thi Ramayana. Mặc dù nhóm đền tháp này không phải là lớn nhất ở Indonesia, nhưng sự hiện diện của Prambanan đã làm nên nét đẹp huyền bí cho đảo quốc này.
Thế giới chỉ biết về Angkor Wat khi vào thế kỷ XVI, có một nhà sư người Bồ Đào Nha viếng thăm ngôi đền này và đã hùng hồn mô tả: “Thật khó có thể viết lên những gì để nói lên vẻ đẹp thanh thoát và hùng vĩ của Angkor Wat, và cũng không có công trình kiến trúc nào trên thế giới như Angkor Wat. Những tòa tháp cao ngất là những gì mà con người có thể vinh danh để nhìn ngắm nó”.
Du khách tham quan Angkor Wat thường tham quan cả Angkor Thom và đền Bayon. Hai công trình kiến trúc này nói lên giá trị văn hóa rực rỡ của đế quốc Khmer xa xưa.
source : phoquang.org