Sáng chủ nhật, ba và tôi lên chùa thăm Thầy. Nói thăm cho lịch sự, đúng ra là đi đòi quà. Thầy mới di Ấn-độ về. Sẽ có quà cho tôi. Ngày đưa Thầy đi, Thầy có hứa với tôi như vậy. Thật ra món quà đó là do tôi “đặt hàng”. Không tốn tiền bạc gì nhưng sẽ quý lắm: chiếc lá bồ-đề nơi Đức Phật thành đạo. Thầy và ba tôi thân nhau lắm. Hai người là bạn học cùng lớp ngày xưa. Bạn từ thời tóc còn để chỏm. - Mà tóc còn để chỏm thật, lúc đó Thầy còn là chú điệu, có chỏm tóc thật dài, vắt qua mép tai thế này. Thầy nói vui. Thầy với ba con thân lắm, lúc không có ai, hai đứa cứ tao, mày. Còn với ba tôi, Thầy vừa là bạn thân, vừa như người anh. - Không có Thầy, chắc giờ này ba đã là tay anh chị rồi. Nói anh chị chắc cũng hơi quá (làm anh chị đâu phải dễ!), nhưng có lẽ là không ngon lành như bây giờ. Vì theo lời nội, khi còn nhỏ, ba có đủ những điều kiện để hư hỏng! Còn với tôi, phải nói sao đây? Khi có mang tôi, ba mẹ nhờ Thầy cho một cái tên. Đương nhiên không phải ba mẹ bí đến mức không nghĩ ra nổi tên để đat cho tôi. Ba mẹ muốn tên trong khai sinh, cũng sẽ là pháp danh cho tôi sau này. Như vậy, nói theo Phật pháp, tôi đã có duyên với Thầy từ rất sớm. Thầy kể cho tôi nghe về tứ động tâm, bốn nơi gắn liền với những sự kiện lớn nhất cuộc đời Đức Phật: nơi đản sinh, nơi thành đạo, nơi chuyển pháp luân, nơi nhập niết-bàn. Bốn nơi ai đến cũng phải ứa lệ. Khóc vì hanh phúc tột cùng, và khóc vì thấy lòng mình đang se lại. Những tín đồ Phật giáo đến đây, ai cũng cảm thấy mình như đứa con lưu lạc rất lâu, nay mới được về nhà, hạnh phúc lắm, nhưng ngôi nhà đó đã quá điêu tàn, buồn ghê. - Sau tứ động tâm, nơi Thầy muốn đến nhất là núi Kê Túc. Đến để đảnh lễ Tôn Giả Ca-diếp một lần. Trong mười vị đệ tử lớn của Đức Phật, thầy có tình cảm thật đặc biệt với Tôn Giả Ca-diếp. Khi thế giới đang bị cơn bão vật chất xới tung lên thế này, hạnh đầu đà tri túc của Tôn Giả Ca-diếp mới cần thiết đến chừng nào. Tôi nói vui: - Thầy không nhặt cho con mấy viên sỏi nhỏ ở đó. -… - Con để vào chiếc ví, khi mở chiếc ví ra, chúng sẽ như đôi mắt nhìn con trừng trừng, không tiêu tiền vô bổ nữa. – Mình đi bằng xe, thấy đã mệt quá chừng, ngày xưa Đức Phật và tăng đoàn Khất Sĩ đi khắp nơi với những đôi chân trần như vậy. Khủng khiếp! Thầy không nói gì thêm nữa, nhưng có lẽ tôi hiểu được từ “khủng khiếp” của Thầy. Hình ảnh những đôi chân trần cứ ám ảnh tôi mãi trên suốt quãng đường về. Đêm đó, tôi thấy một giấc mơ thật lạ. Trong kiếp sống thật xa, tôi là một con thiên nga. Ngày nọ, khi bay qua cung điện thật lớn, bất ngờ, mũi tên từ phía dưới bay vút lên, xuyên qua cánh, tôi lảo đảo và rơi xuống. Một người vội chạy đến, nhặt lấy tôi, tôi cố vẫy vùng, nhưng qua đôi tay, đôi mắt, tôi biết đây không phả kẻ đã bắn mình. Lát sau, có người tay cầm cung tên chạy vào, mắt dáo dác, và người đó đã thấy tôi. - Anh trả con chim lại cho em, nó là của em. - Không, nó là của anh. Hai người tranh luận với nhau hồi lâu. Không ai chịu thua. Hai anh em nhờ người lớn phân xử. Người anh thắng. Người em giận lắm nhưng chẳng biết làm gì. Tôi được người anh chăm lo hết lòng. Ngày vết thương bình phục hoàn toàn, người anh thả tôi đi. Tôi không muốn đi, nhưng cũng phải đi. - Này thiên nga, hãy đi đi, và nhớ tránh xa những con người như Đề-bà Đạt-đa. Biết chưa? Tên của người em là Đề-bà Đạt-đa. Tôi bay vút lên, liện một vòng, rồi đậu xuống vai người anh. - Ở đây chật chội lắm, đất trời bao la ngoài kia mới là thế giới của mày. Đi đi, và nhớ chờ ta ở đó. Tôi vút bay lên, liện một vòng, và bay đi không ngoảnh đầu lại. Tôi bay về phía mặt trời đang mọc. Những kiếp sống sau, tôi cũng là thiên nga. Muốn đi ngang qua cung điện ngày trước xem thử Anh (tôi muốn gọi như vậy) thế nào, nhưng mũi tên của Đề-bà Đạt-đa còn ám ảnh tôi thật nhiều. Sợ lắm. Lần nọ, lân la đến ngoài thành hỏi thăm, mới biết: - Người đang ở khu rừng trúc phía xa kia kìa, không còn ở trong cung điện nữa. Khi đến rừng trúc, trời cũng đã chiều. Tôi đứng trên khóm trúc ven rừng, ngỉ ngơi một tí. Có đoàn người từ trong rừng đi ra. Họ đi thành một hàng dài, trang phục giống nhau, cùng khoác trên mình chiếc y hoại sắc. Và người đi đầu chính là người tôi cần tìm, đôi mắt đó không thể lẫn vào đâu được. Từng người lần lược đi qua tôi, đi trong tĩnh lặng. Ngiêm trang nhưng thật dễ gần. Họ đi về phía làng. Nhìn theo đoàn người, tôi ước gì mình cũng được là thành viên trong đó. Bất giác, tôi bay theo, đậu xuống sau vị khất sĩ cuối cùng, vị khất sĩ trẻ nhất. Và cũng cố gắn đi cho thật giống mọi người! Có lẽ không ai biết có tôi đang đi theo, những đôi chân trần vẫn an nhiên, đi mãi về phía cuộc đời đầy bụi. Dã Quỳ nguồn hoalinhthoai.com |