Vĩnh Thuỵ (con vua Khải Định) khi mới 18 tuổi (sinh năm 1913) đã trở thành Đông cung Hoàng Thái Tử,được Pasquier (nhiều năm làm Khâm Sứ Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương) đưa về Paris,giao cho Charles nuôi dưỡng.Sau 11 năm du học bên Pháp, Vĩnh Thuỵ trở lại quê nhà (trên một chuyến tàu thuỷ chở khách bình thường) lên ngôi Hoàng Đế Bảo Đại, ở tuổi 19. Khi đó, vợ chồng Charles cũng theo ngài về Việt Nam. Không ngờ trên chuyến tàu này có một thiếu nữ người Việt, cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan, có sắc đẹp tuyệt trần, năm đó cũng tròn 18 tuổi. Cô sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông Huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX, một gia đình theo đạo Thiên Chúa, có quốc tịch Pháp. Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng Couvent des Oiseaux ở Paris, và cũng trở về nước trong dịp này khi mới vừa học xong. Lần đầu tiên cô nhìn thấy Vĩnh Thuỵ là ở phòng ăn trên lầu. Năm sau lại diễn ra cuộc hội ngộ có vẻ tình có vẻ tình cờ nhưng mang tính định mệnh giữa Vịnh Thuỵ và cô Lan, nếu không muốn nói thẳng đây là một sự đạo diễn từ đầu đến cuối của người Pháp. Lúc ấy, họ bố trí cho Vĩnh Thuỵ và Toàn quyền Pasquier đến nghỉ mát ở núi Lâm Viên Đà Lạt. Và Darles, đốc lý, được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi tiệc trà với lý do họp mặt giữa người Pháp và một số than hào nổi tiếng ở miền Nam đang làm ăn ở thành phố cao nguyên này. Hai mẹ con cô Lan và anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào, ông Denis Lê Phát An, từ Sài Gòn lên đây nghỉ mát từ vài hôm trước, cũng được gởi thiếp mời tới dự tiệc trà. Nể lời cậu, cô Lan đành phải đi dự nhưng không trang điểm, chỉ mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Trong buổi tiệc sống ấy, khi ông Darles đưa “ông cậu và cô cháu gái” đến giới thiệu, Hoàng Đế đã bị chinh phục, rung cảm ngay từ phút đầu, nhìn cô không chớp mắt. Sau bữa tiệc đó,Vĩnh Thuỵ trở lại Huế bẩm với bà Hoàng Thái hậu từ cung Hoàng Thị Cúc về chuyện gặp cô Lan và những dự định sẽ làm. Nghe chuyện, bà tỏ ra lo lắng, nét mặt u buồn, bởi cô Lan là một người theo Đạo, lớn lên trong lối sống của phương Tây, không phải sống trong khuôn phép lễ giáo Việt Nam. Lại còn chuyện giáo dục con cái về tôn giáo, khi chúng lớn lên, được phong làm Hoàng Thái tử thì làm sao cử hành được việc thờ cúng liệt thánh hay lễ tế đàn Nam Giao? Không chỉ trong hoàng tộc và đình thần, cả trong dân chúng đều lo lắng, bàn tán xôn xao. Vĩnh Thuỵ vẫn bất chấp,vượt qua mọi cửa ải. Hôn lễ được cử hành trọng thể vào ngày 20-3-1934, trước sự hiện diện của đình thần và dại diện của nước Pháp, tại điện Cần Chánh. Triều đình đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu vàng, đỏ dành riêng cho hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn, có một phụ nữ xuất hiện giữa triều đình. Bà Nam Phương- tên trị vì do Bảo Đại đặt, có nghĩa “người con gái phương Nam”- mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi dến giữa tấm thảm, cả triều đình vái chào. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, bà đi thẳng vào phòng lớn giữa lúc nhà vua đang ngồi trên ngai thấp ở đó. Hôn lễ diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Hoàng đế và hoàng hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung,nơi ở và làm việc chính. Sau này,họ có với nhau 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa. Cách mạng Tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị cùng gia đình rời khỏi Đại Nội, tới ở cung An Định, bên bờ sông An Cựu. Thời gian sau, trong bối cảnh nhà Nguyễn đã suy vong, bà Nam Phương đa di cư sang Pháp sống những năm cuối đời. Bà chọn Chabrignac, một làng quê trải dài trên vùng đồi có những mái nhà xám. Trên khu đất rộng 160 mẫu, bà xây một biệt thự bằng đá cẩm thạch ở giữa đồi, nuôi một đàn bò sữa khoảng trăm con. Nơi đất khách quê người, bà sống ẩn dật trong yên tĩnh với một tài sản chẳng ai bằng. Ngoài hai chung cư lớn ở Neuilly và đại lộ Opéra (Paris), bà còn là chủ sở hữu nhiều nhà đất ở các nước Maroc, Congo, cùng nhiều ngọc ngà châu báu. Dân làng Chabrignac kể rằng, bà hoàng Nam Phương tuy rất giàu có nhưng lại sống rất cô độc và không có hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm bà mấy lần, đáng nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của công chúa Phương Liên với chàng trai Bordelais. Buồn nản vì chuyện tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống lầm lũi trong ngôi nhà vắng vẻ. Hoạ hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ đối với bà, thời gian vui nhất là dịp hè khi các con trở về thăm bà. Rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Sau một chuyến đi chơi về, bà bỗng thấy đau cổ. Bác sĩ đến thăm bệnh, nói bà chỉ bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà lại cảm thấy rất khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách đó khoảng mười cây số. Nhưng bà càng thấy khó thở hơn và trái tim bà đã hoàn toàn ngưng đập ở tuổi 49. Đó là vào ngày 14-9-1963. Trong giờ phút lâm chung, bên cạnh bà, ngoài những người giúp việc, không có một ai thân thích cả. Một cái chết cô đơn nơi xứ người. Đến viếng bà, những người có mối quan hệ được xem là gần gũi có thể kể: công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi, và vài viên chức thuở xưa làm việc với cựu hoàng Bảo Đại, ông tỉnh trưởng Pháp và mấy vị dân biểu. Báo chí Việt Nam tới hàng chục năm sau vẫn không biết bà hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn đã mất từ bao giờ. Nếu xưa kia, khi đặt chân vào làm dâu trong triều đình nhà Nguyễn, với một đám cưới trong thể, uy nghiêm dưới sự chứng kiến của tất cả quần thần văn võ thì đám tang của một bà hoàng bây giờ thật thưa thớt, vắng vẻ, không một tiếng khóc than, không một lời ai điếu. Nấm mộ đơn sơ được đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém hơn cả những ngôi mộ đủ hình khối ở xung quanh. Người tới thăm viếng có thể nhìn thấy tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng tiếng Pháp: “Ici,repose I’impéreatrice d’Annam neé Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng Hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: “ Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam).
An Ninh Thế Giới