Khi người nương tựa bên người

Xem hình
 

Nhiều ngưòi ngạc nhiên khi thấy con lớn nhanh,trong chiều cao và cân nặng. Nhưng cha lại có cùng nỗi ngạc nhiên đó mỗi khi nhìn vào đôi bàn chân con. Đôi bàn chân ngon như bìa đậu.

Chúng thay đổi từng ngày. Ừ, sự thay đổi đáng kinh ngạc, sự lớn lên trước của đôi bàn chân cũng là đúng thôi. Nếu con đang lớn mà đôi bàn chân lớn không kịp, thì trọng tâm sẽ lệch ra khỏi mặt chân đế, và lúc đó con sẽ ngã ư?

Có lúc, vì một lẽ gì đó mà con người không đứng vững trên đôi bàn chân của mình đựơc. Thì lúc ấy, thật buồn. Là xác người nằm trên đồi quê hương, là tai nạn giao thông trên đường đi tới, là già yếu và đôi khi là một nỗi đau khổ nào đó làm cho ta lớn lên không nổi.

Như chiều nay về quê nhà, thấy mẹ ta đang chống gậy lần ra ngõ. Bệnh tật, tuổi tác, và nỗi cô đơn làm lệch lưng người.

Ở quê tôi người ta gọi cây gậy là cây cậy. Tôi nghĩ rằng,đây là dấu tích ngữ âm còn sót lại. Khởi đầu nó là cây cậy, trong nhờ cậy. Người ta phải nhờ cậy một vật hình cây nên gọi là cây cậy. Về sau biến đổi thành gậy, cũng giống như sự biến đổi ngữ âm lịch sử từ /k/ sang /g/ của một số từ ngữ khác nữa, như : các-gác (Khuê Văn Các  - Gác Khuê Văn ) , kiếm - gươm , trốc cúi- đầu gối,...

Gía mà ta luôn đuợc ở bên cạnh mẹ. Mẹ vịn vai ta để đứng lên, để đi lại. Lúc đó, ta chính là cây cậy của mẹ. Nhưng, có một điều ta tưởng như nghịch lý: Mẹ, cũng chính là cây cậy của ta. Ví như khi ta bị ai đó làm đau chạy về khóc với mẹ, với bà. Âý là khi, bà và mẹ chính là chiếc gậy của ta. Lớn rồi, mà khi buồn khổ, ta vẫn chạy về nương tựa người. Mỗi người là chiếc gậy của nhau mà. Người già nương tựa ở người trẻ tài chính sức lực. Người trẻ nường tựa người gài ở tình cảm, ở tinh thần, huyết thống, từ trường tâm linh.

Vì sao trong đám tang cha mẹ, ta phải chống gậy? Thật dễ hiểu, vì ta vừa mất đi điểm tựa là chiếc gậy mẹ cha. Ta làm sao đứng vững nổi nếu như ta không tựa vào chiếc gậy khác. Là chiếc gậy trúc nếu mất cha, là chiếc gậy vông nếu mất mẹ. Chiếc gậy đó phải cao tới tim ta. Nó đang thay mẹ cha chống đỡ cho trái tim đau khổ của ta đó. Cánh chim cũng phải có đôi. Ngay cả tình yêu gái trai cũng là sứ giả để đưa người đến nường tựa bên người, bởi mọi sự nương tựa đã có, dường như là không đủ.

Hãy là chiếc gậy của nhau, trong những phút giây bình thường nhất. Trong lớp học, trong gia đình, ngoài xã hội. Nếu bạn nghĩ tôi nói những điều này là cũ kĩ, thì này bạn, hãy thử hát lời ca của nhóm "Cuộc sống phương tây"(Westlife) bạn nhé :

                When I am down and oh my soul, so weary,

                When truobles come and my heart burden be,

                Then I am still and wait here in the silence,

                UNTIL you some and sit a while with me.

                 

                You raise me up, so I can stand on mountains,

                You raise me up, to walk on stormy seas,

                I am strong, when I am on your shoulders,

                You raise me up To more than I can be.

Đoàn Công Lê Huy

Đời sống: